Chống thấm là hạng mục khá quan trọng khi xây dựng bất cứ một ngồi nhà hay một công trình nào? Câu hỏi được nhiều gia chủ quan tâm đó chính là khi thi công sơn chống thấm có cần phải thêm lớp sơn lót hay không? Hãy cùng với Vật Liệu Nhà giải đáp những thắc mắc ngay trong bài viết này nhé!
1. Khái niệm sơn chống thấm
Sơn có rất nhiều hạng mục khác nhau và sơn phủ chống thấm là một trong những hạng mục quan trọng bậc nhất và được rất nhiều gia chủ quan tâm . Chính vì nó quan trọng, thế nên bất cứ ngôi nhà nào cũng phải cần tới và sử dụng như là một giải pháp cho những mùa mưa nhằm bào vệ cho căn nhà của mình.
Trên thị trường hiệu nay có rất nhiều hạng mục chống thấm khác nhau, tùy vào từng hạng mục và mục đích sử dụng mà nhà sản xuất đã phân chia nó theo từng loại khác nhau. Có 2 loại sơn phủ chống thấm được sử dụng rộng rãi hiện nay đó chính là:
– Sơn phủ thấm pha xi măng
– Sơn phủ thấm màu đa năng
Sơn chống thấm là một giải pháp đơn giản và mang lại hiệu quả. Trong thành phần của sơn phủ chống thấm luôn chứa những thành phần kỵ nước, khi nước tiếp xúc sẽ rất khó xâm nhập vào kết cấu tường bên trong. Giúp ngăn chặn được tình trạng ẩm mốc, rêu mọc lên tường, bảo vệ cho tường nhà luôn tươi mới và sạch đẹp.
2. Sơn lót là gì? Sơn chống thấm có cần sơn lót chống thấm hay không?
Sơn lót hay còn được gọi là lớp lót trên bề mặt tường trước khi sử dụng sơn phủ chống thấm. Đúng như tên gọi của nó, Sơn lót có chức năng là lớp trung gian giữa bề mặt tường và lớp sơn phủ. Tác dụng của sơn lót là tạo bề mặt phẳng mịn, tăng độ kết dính của sơn phủ chống thấm lên bề mặt tường, tiết kiệm được sơn và màn màu sơn phủ khi thi công sẽ lên màu đẹp và đều hơn.
Khi thi công sơn chống thấm, đặc biệt là chống thấm tường nhà ngoài trời, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng lớp lót cho sơn phủ chống thấm để gia tăng tính hiệu quả và tiết kiệm nhất khi chống thấm. Sơn lót đóng vai trò cực kỳ quan trọng, không thua kém gì sơn phủ chống thấm. Ngoài tác dụng là chất kết dính ra, sơn lót còn có tác dụng chống kiềm, phấn hóa và chống nấm mốc cực kỳ hiệu quả giúp bảo về tường nhà của bạn.
SẢN PHẨM: Sơn lót chống thấm bê tông Revinex
3. Các bước thi công sơn chống thấm có thêm lót
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Trước khi thi công, ta cần phải làm sạch bề mặt cho phẳng mịn, sạch khô và ổn định. Đối với những bề mặt tường có rêu, nấm mốc ta cần cạo bỏ và làm sạch bề mặt, đảm bảo bề mặt luôn sạch sẽ để sơn chống thấm đạt được độ bám dính tốt nhất.
Bước 2: Thi công chống thấm
Dụng cụ cần thiết trong thi công: cọ, máy phun sơn,..
1. Thi công chống thấm có lớp lót
- Quét 1 lớp sơn lót chống thấm bê tông Revinex lên bề mặt bê tông
- Sử dụng sơn chống thấm Silatex Super của Neotex, khuẩy đều bằng máy, có thể pha thêm nước từ 5% để sơn dễ dàng hơn.
- Thi công sơn phủ lên bề mặt đã có lớp lót (thường sẽ quét lên 2 lớp phủ sơn phủ chống thấm lên bề mặt, và lớp thứ 2 phải vuông góc với lớp thứ nhất)
2. Thi công chống thấm không cần lớp lót
- Chuẩn bị dụng cụ cần thiết
- Sử dung sơn chống thấm Bestseal AC 400, khấy đều và bắt đầu lăn lên bề mặt tường nhà.
- Định mức sơn và số lớp sơn tùy thuộc vào loại sơn phủ chống thấm sử dụng (thông thường là 2 lớp sơn chống thấm).
- Nên sơn phủ chống thấm tại bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nước nhằm tạo hiệu quả tối đa.
- Thi công sơn khi trời khô ráo, thoáng mát.
- Sử dụng bảo hộ thích hợp khi thi công.
Chi tiết sản phẩm: Sơn chống thấm tường nhà Bestseal Ac400
Kết Luận
Khi thi công lớp sơn phủ, ta cần thêm một lớp sơn lót chống thấm để cừa có thể tiết kiệm được chi phí sơn phủ, vừa tăng tính hiệu quả và đảm bảo cho công trình luôn bền đẹp theo thời gian. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiệu rõ hơn về sơn lót chống thấm và tầm quan trọng của sơn lót khi thi công chống thấm cho ngôi nhà!
Fanpage: Vật Liệu Nhà
Cùng thảo luận bài viết