chống thấm nhà vệ sinh đơn giản và hiệu quả chỉ với 5 bước
Giải pháp chống thấm hiệu quả là một trong những vấn đề cần lưu ý đặc biệt khi thi công các công trình. Trong quá trình làm việc, Vatlieunha.vn thường nhận được câu hỏi của khách hàng rằng: “Tại sao nhà mình mới xây và vào ở được 1 – 2 năm đã xảy ra hiện tượng thấm nước và ẩm mốc tường?”. Tình trạng này thường xảy ra do khi xây nhà đã không có giải pháp chống thấm hiệu quả dẫn đến xảy ra tình trạng chất lượng nhà ở xuống cấp do bị thấm dột.
Cần chú ý những vị trí nào để chống thấm tốt cho nhà vệ sinh?
Nhà vệ sinh là khu vực mà ngôi nhà nào cũng có, tuy nhiên không phải lúc nào vị trí này cũng được chống thấm cẩn thận. Hãy cùng Vật Liệu Nhà “bỏ túi” một trong những bí quyết chống thấm nhà vệ sinh đơn giản và hiệu quả nhé.
Một trong những nơi nhạy cảm, ít được chú ý những lại dễ bị thấm nước nhất trong nhà vệ sinh là cổ hút. Nhựa của cổ hút và xi măng là hai chất liệu không có tính liên kết với nhau dẫn đến vị trí tiếp xúc giữa 2 vật liệu này trở thành vị trí nhạy cảm dễ bị thấm nước. Để giải quyết vấn đề này Vatlieunha tư vấn cho các nhà thầu những bước thi công chống thấm như sau:
Bước 1: Xử lí vị trí cổ ống trong nhà vệ sinh:
Người thi công sẽ thực hiện đục xung quanh cổ ống, tạo khoảng không gian vừa phải, sau đó làm sạch tất cả bụi bẩn bên trong.
Bước 2: Quét phụ gia liên kết vữa:
Quét một lớp phụ gia quanh hố vừa đục, lớp phụ gia này có tác dụng tạo sự liên kết giữa các lớp vật liệu cũ và mới, gia tăng tính kết dính.
Bước 3: Sử dụng thanh trương nở cuốn quanh cổ ống:
Thanh trương nở đóng vai trò như một rong cao su giãn nở. Nó có khả năng trương nở khi gặp nước, trở thành băng cản nước chống thấm tại các vị trí mối nối bê tông.
Bước 4: Tiến hành trộn vữa rót đổ đầy vào vị trí xung quanh cổ hút:
Sử dụng vữa rót tự động san phẳng giúp tự động lấp đầy tất cả những vị trí hở tại các khe nối và điểm tiếp xúc giữa nền nhà và cổ hút, ngăn cản sự len lỏi của nước. Sau khi đổ cổ ống bằng vữa, vị trí này cơ bản đã được cố định tốt, để chắc chắn hơn nữa có thể dán thêm miếng lưới thủy tinh (lưới gia cường) để gia cố thêm tăng cường độ bền của của mặt sàn.
Bước 5: Sau khi hoàn thành vị trí cổ hút, ta chống thấm cho toàn bộ nhà vệ sinh bằng cách quét lớp chống thấm trên toàn bộ nền nhà:
Có nhiều sản phẩm chống thấm, tuy nhiên Vatlieunha.vn khuyến khích nên sử dụng chống thấm hai thành phần gốc xi măng, loại vật liệu này đa năng, thích ứng cho bê tông, được dùng linh hoạt cho sân thượng, ban công, bể bơi, khu vực chịu nước (phòng tắm, nhà bếp,…) trước khi ốp lát gạch.
Sau khi đợi vữa rót khô, tiến hành làm sạch tất cả bụi bẩn ở nền nhà, pha trộn vật liệu và quét ít nhất 02 lớp chống thấm cho toàn bộ nền nhà vệ sinh.
Vậy là chúng ta đã hoàn thành việc chống thấm nhà vệ sinh đơn giản chỉ với 5 bước. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về quy trình này, hãy để lại bình luận dưới bài viết để được Vatlieunha.vn tư vấn miễn phí nhé.
Cùng thảo luận bài viết