Tường bị thấm nước có thể gây ra hư hỏng, giảm sút chất lượng rất nhiều sau khi đưa vào sử dụng công trình, không chỉ vậy nó gây ra các vết thấm mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sống ở bên trong. Vì vậy, việc chống thấm tường đúng kỹ thuật là rất quan trọng trong quá trình thi công công trình, đặc biệt là công trình nhà ở, trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bước chống thấm tường đúng kỹ thuật và hiệu quả.
Tại sao nên chống thấm thật kĩ càng cho công trình?
Cụ thể hơn, những hậu quả sẽ xảy ra khi chống thấm không được làm kĩ càng từ ban đầu gây nên tình trạng thấm dột là:
- Gây ra nhiều hư hỏng cho công trình như: tróc vữa, rạn nứt tường, hoen gỉ cấu trúc kim loại bên trong làm cho cấu trúc của công trình bị yếu đi, chất lượng công trình bị giảm sút nghiêm trọng, lúc này để sửa chữa thì sẽ tốn nhiều chi phí và công sức.
- Những vết thấm dột sẽ hình thành rêu mốc, nấm mốc tạo ra vi khuẩn trong không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sống bên trong công trình.
Vì vậy, việc chống thấm đúng cách là rất quan trọng.
Chống thấm tường nhà mới xây
Chống thấm tường nhà ngay từ ban đầu giúp thi công dễ dàng hơn, đối với những căn nhà mới, bạn có thể thi công chống thấm tường theo các bước như sau:
Bước 1: Xử lí bề mặt cần thi công chống thấm
Trước khi thi công chống thấm, bề mặt tường cần được xử lý để đảm bảo rằng bề mặt đó làm sạch và không có bụi, chất dính, hoặc các dị vật khác làm cho bề mặt tường bị gồ ghề.
Để bề mặt tường sạch, mịn và bảo đảm độ phẳng bạn có thể sử dụng giấy nhám hoặc giấy mài để chà sạch tường trước khi thi công. Nếu bề mặt tường không được xử lý đúng cách, các lớp vật liệu chống thấm không thể bám dính vào tường hoàn toàn, gây ra tình trạng bị tróc lớp chống thấm.
Bước 2: Sơn lót cho bề mặt cần chống thấm
Một số đơn vị thi công có thể khuyên bạn không cần thiết phải quét lớp lót chống thấm này, tuy nhiên Vật Liệu Nhà khuyên bạn nên sử dụng thêm lớp lót để đảm bảo hiệu quả chống thấm được tối ưu, giúp lớp phủ chống thấm có thể quét mịn và đều hơn đặc biệt là đối với chống thấm tường ngoài trời, một vị trí phải chịu nhiều tác động bên ngoài như thời tiết, va chạm.
Hiện nay các nhà sản xuất đều có sản phẩm lót chống thấm màu trắng ngà để đảm bảo tương thích với màu của tất cả các dòng chống thấm khác.
XEM THÊM: Chất quét lót chống thấm Revinex / Silatex Primer
Bước 3: Quét lớp chống thấm
Pha chất chống thấm
Đối với các sản phẩm chống thấm gốc xi măng, bạn cần phải pha hỗn hợp chống thấm theo hướng dẫn và định mức của nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm, thường thì đối với các sản phẩm này tỉ lệ pha hỗn hợp là: 0.5L nước : 1kg xi măng : 1kg sản phẩm chống thấm. Sử dụng máy đánh hồ để khuấy trộn thật đều hỗn hợp.
Đối với các sản phẩm chống thấm gốc nước (gốc acrylic) bạn chỉ cần mở nắp và trộn đều hỗn hợp sau đó sử dụng.
Thi công lớp phủ
Sau khi đã chuẩn bị xong chất chống thấm tường, bạn tiến hành sử dụng cây lăn, máy phun chống thấm, cọ,… để quét đều lớp chống thấm lên toàn bộ bề mặt tường và đợi cho lớp chống thấm khô hoàn toàn từ 2 – 4h (tùy theo thời gian khô của các loại chống thấm khác nhau.
Sau khi lớp chống thấm đầu tiên đã khô, bạn tiến hành quét lớp chống thấm thứ 2 là có thể hoàn thành quy trình chống thấm tường. Lưu ý lớp phủ thứ hai nên được thi công theo chiều ngược lại so với lớp thứ nhất để đảm bảo bề mặt tường được phủ kín.
Chống thấm cho tường nhà cũ
Tương tự khi thi công chống thấm tường nhà mới xây, khi tiến hành chống thấm lại cho tường cữ bạn cần vệ sinh và xử lí lại mặt tường.
Đối với những mảng tường đã bị bong tróc do thấm dột bạn cần chà sạch các mảng rêu mốc, mảng tường bong tróc. Nếu có những vết nứt hoặc mảng bị vỡ trên tường, bạn cần phải trám, trét lại cho bề mặt tường bằng phẳng trước khi chống thấm.
Đối với những mảng tường bị lõm, vỡ bạn có thể sử dụng bột trét tường để trám lại. Bên cạnh đó nếu có các vết nứt hoặc rạn chân chim trên tường bạn cũng cần phải xử lí lại bằng keo silicone hoặc đục ra trám lại.
Sau khi đã xử lí xong bề mặt tường cũ, bạn tiến hành quét 2 lớp chống thấm tương tự như khi thi công chống thấm cho tường mới xây.
Các loại vật liệu chống thấm sử dụng cho chống thấm tường
- Chống thấm PU – Polyurethane: Các dòng sản phẩm chống thấm gốc PU là các dòng cao cấp, chất lượng cao nên giá thành nhỉnh hơn các loại khác.
- Chống thấm gốc Acrylic (gốc nước): Có khả năng bám dính tốt với độ phủ rất cao và độ đàn hồi tốt hơn so với các loại vật liệu chống thấm gốc xi măng hay gốc Bitum
- Chống thấm gốc xi măng: Với độ bám dính bề mặt tốt, chống nước hiệu quả nhưng chịu độ rung lắc kém và không co giãn.
- Chống thấm Bitum Polymer: Hay còn gọi là màng Bitum (màng khò Bitum là sản phẩm cũng được sử dụng nhiều hiện nay), sản phẩm thi công dễ dàng tuy nhiên không được bền bỉ, lớp màng có thể bị rách hoặc tróc sau thời gian dài sử dụng.
Bạn có thể tìm một số sản phẩm uy tín sử dụng cho chống thấm tường hiện nay từ các thương hiệu như: Sika, Neotex, TOA, Kova, Dulex,…
XEM THÊM: CHỐNG THẤM TƯỜNG GỐC NƯỚC (ACRYLIC): SIKACOAT PLUS
CHỐNG THẤM TƯỜNG GỐC NƯỚC (ACRYLIC) ĐẠT CHUẨN CHÂU ÂU: SILATEX SUPER
VẬT LIỆU NHÀ – DỰNG XÂY TỔ ẤM VỮNG BỀN
Hotline: 0947 844 446 | 0944 95 09 09
Địa chỉ: 78 Hà Huy Tập, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Cùng thảo luận bài viết