Xem thêm: chống thấm tường ngoài trời hiệu quả
1. Cổ ống là gì? Tại sao nên chống thấm cổ ống
1.1 Cổ ống là gì?
1.2 Tại sao cần chống thấm cổ ống?
Như đã nói ở trên, cổ ống là vị trí dễ bị thấm nước và chịu tác động trực tiếp từ nước nên cần được chống thấm để tránh gây ảnh hưởng đến cấu trúc của công trình:
– Ngăn chặn nước rò rỉ: Nước rò rỉ từ cổ ống có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như:
- Thấm dột trần nhà, tường nhà, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
- Nấm mốc, vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Chập điện, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
– Bảo vệ hệ thống ống: Chống thấm giúp bảo vệ hệ thống ống khỏi bị ăn mòn, rỉ sét, kéo dài tuổi thọ sử dụng.
2. Các vật liệu chống thấm cổ ống hiệu quả
2.1 Thanh trương nở
Đây là vật liệu phổ biến nhất hiện nay, với ưu điểm thi công đơn giản, hiệu quả cao và chi phí hợp lý. Thanh trương nở được làm từ cao su tổng hợp, có khả năng tự động trương nở khi tiếp xúc với nước, giúp trám kín các khe hở và ngăn chặn nước rò rỉ.
Sử dụng thanh trương nở xung quanh cổ ống giúp gia tăng hiệu quả chống thấm cổ ống và ngăn chăn nước thẩm thấu qua bề mặt bê tông.
2.2 Phụ gia chống thấm Sika Latex TH
Sika Latex là một loại phụ gia nhũ tương Styrene Butadiene cải tiến được sử dụng để trộn với xi măng hoặc vữa xi măng cát nhằm tăng tính kết dính và khả năng chống thấm. Sika Latex là một chất có độ kết dính cao, dễ dàng thi công và giảm thiểu co ngót.
2.3 Sử dụng vữa chống thấm
Vữa chống thấm được sử dụng để tạo lớp phủ bảo vệ cho cổ ống, giúp ngăn chặn nước thẩm thấu qua bề mặt. Vữa chống thấm cần có độ bám dính tốt, khả năng chống thấm cao và chịu được tác động của môi trường.
Vữa chống thấm thường được tin dùng nhiều nhất là SikaGrout, với đặt tính không co ngót và có thể bơm được. Vì Sikagrout chịu được cường độ nén cao, chảy lỏng tốt và dễ dàng thi công nên được nhiều chủ thầu tin dùng.
3. Quy trình thi công chống thấm cổ ống
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: Cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt xung quanh cổ ống, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các chất bám dính khác. Sau đó, dùng máy đục hoặc dao nhọn để tạo rãnh xung quanh cổ ống.tạo thành một khuôn chống thấm.
- Bước 2: Thi công chống thấm:
- Dán thanh trương nở vào rãnh xung quanh cổ ống
- Trộn phụ gia chống thấm Sika Latex TH với xi măng theo tỉ lệ 4 xi măng, 1 nước, 1 sika latex TH sau đó quét lên bề mặt đã được quấn thanh trường nở
- Trộn vữa chống thấm SikaGrout sau đó đổ lên bề mặt cổ ống cần chống thấm.
- Bước 3: Xử lý hoàn thiện: Sau khi thi công xong, cần có một lớp bảo vệ bằng nilong hoặc lớp bảo để để ngăn quá trình chống thấm bị mất nước, cần để lớp chống thấm khô hoàn toàn (thường từ 24 đến 48 tiếng) trước khi đưa vào sử dụng.
4. Lưu ý khi thi công chống thấm cổ ống
Thi công chống thấm cổ ấm là một hạng mục khá quan trọng và sẽ ảnh hưởng đến kết cầu của công trình về sau. Vì thế, lưu ý những vấn đề sau khi thi công:
- Cần lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp với loại ống và điều kiện thi công.
- Thi công cần đảm bảo đúng kỹ thuật, tránh để xảy ra các khe hở, lỗ rỗ.
- Cần vệ sinh dụng cụ thi công sạch sẽ sau khi sử dụng.
- Lựa chọn nhà thầu uy tín, có kỹ thuật tay nghề cao
Vật liệu thi công dù có tốt đến đâu những không được thi công đúng kỹ thuật thì hiệu quả mang lại cũng không cao, nhanh chóng bị thấm nước trở lại, gây ra nhiều ảnh hưởng đến công trình và tốn khá nhiều chi phí.
Chống thấm cổ ống là một việc làm quan trọng giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi những tác hại do nước rò rỉ gây ra. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các phương pháp chống thấm cổ ống hiệu quả.
—
Fanpage: Vật Liệu Nhà
Cùng thảo luận bài viết