Danh mục sản phẩm

Chọn khu vực

Thoát

VUI LÒNG NHẬP THÔNG TIN CHÍNH XÁC ĐỂ CHÚNG TÔI GIAO HÀNG SỚM NHẤT CHO BẠN

Home Mẹo vặt Cách xử lý nước sinh hoạt sau khi bão lũ càn quét như thế nào? – Lời khuyên của chuyên gia
Mẹo vặt

Cách xử lý nước sinh hoạt sau khi bão lũ càn quét như thế nào? – Lời khuyên của chuyên gia

0 bình luận
Chia sẻ :

Cơn bão số 3 vừa đi qua một số tỉnh phía Bắc. Hậu quả để lại rất nghiêm trọng. Hàng loạt nhà cửa, cơ sở hạ tầng bị phá hủy, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Nhiều diện tích hoa màu bị ngập úng, làm giảm sản lượng lương thực và nguồn cung thực phẩm. Ngoài ra, bão lũ còn gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng, cuốn trôi gia súc, gia cầm, và tài sản của người dân.

Môi trường ô nhiễm, đặc biệt là nguồn nước bị ảnh hưởng, nhiễm bẩn dễ dẫn đến dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Bài viết dưới đây các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn các cách xử lý nước sinh hoạt sau khi bão lũ càn quét như thế nào?

xử lý nước sinh hoạt sau khi bão lũ
Cơn bão số 3 đi qua, để lại nỗi đau cho nhiều gia đình tại Miền Bắc. Ảnh: Sưu tầm

1. Tác hại của nước bị ô nhiễm sau khi lũ càn quét

Nước bị ô nhiễm sau bão lũ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe và đời sống con người:

  • Nguy cơ bùng phát dịch bệnh: Nước ô nhiễm chứa nhiều vi khuẩn, virus và ký sinh trùng từ nước thải, chất thải sinh hoạt, và xác động vật chết. Điều này dễ dẫn đến sự bùng phát các bệnh như tiêu chảy, tả, sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh da liễu,… Cách phòng chống đơn giản là vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi, sử dụng nguồn nước và thức ăn đảm bảo. Đảm bảo môi trường xung quanh sạch sẽ.
  • Thiếu nguồn nước sạch: Nước sạch trở nên khan hiếm, làm giảm chất lượng cuộc sống và gây khó khăn trong việc cung cấp nước uống, nấu ăn, và tắm giặt.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe dài hạn: Việc sử dụng nước ô nhiễm lâu dài có thể gây tổn hại đến hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, và thậm chí là dẫn đến các bệnh mạn tính như ung thư nếu có sự hiện diện của kim loại nặng và hóa chất độc hại trong nước.
  • Ô nhiễm môi trường: Không chỉ con người, các hệ sinh thái như sông ngòi, hồ, và đất đai cũng bị tác động tiêu cực, làm giảm chất lượng nước và môi trường sống của các động vật khác. 
xử lý nước sinh hoạt sau khi bão lũ
Sau lũ, nguồn nước bị ảnh hưởng nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của bà con. Ảnh: Sưu tầm

2. Chế phẩm được chuyên gia khuyên để xử lý nước sinh hoạt sau khi bão lũ

2.1: Đối với khu vực không có nhà cung cấp nước sạch

Ở các khu vực chưa có sẵn hệ thống nhà máy cung cấp nước sạch, người dân thường phải lấy nước từ các nguồn tự nhiên như sông, suối hoặc nước giếng. Tuy nhiên, trước khi có thể sử dụng an toàn cho sinh hoạt, nguồn nước này cần phải trải qua quá trình xử lý với 3 bước cơ bản dưới đây để đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe.

Bước 1: Vệ sinh 

  • Cần múc hết lượng nước còn tồn đọng trong giếng và nạo vét bùn cặn.
  • Nếu không thể thau rửa giếng hiệu quả, tốt nhất là tìm một giếng khác trong khu vực để xử lý và sử dụng chung.
  • Trường hợp tất cả các giếng trong khu vực đều không thể thau rửa được, có thể áp dụng phương pháp xử lý tạm thời: Múc nước lên để vào bể chứa, sau đó sử dụng phèn để làm trong nước và tiến hành khử trùng. Sau khi sử dụng hết mẻ nước này, tiếp tục xử lý các mẻ nước khác cho đến khi giếng cạn và có thể tiến hành rửa toàn bộ.

Bước 2: Xử lý nước

Sau mưa lũ, nước thường bị nhiễm nhiều bùn đất, rác rưởi khiến cho nước có màu đục, nâu đỏ. Để làm nước trong trở lại, có thể sử dụng các phương pháp đơn giản như dùng phèn chua hoặc lọc qua vải sạch.

Sử dụng phèn chua để lọc nước:
Đây là cách phổ biến mà nhiều người dân quen thuộc. Phèn chua có khả năng làm lắng cặn, giúp nước trong hơn. Tỷ lệ sử dụng là 1g phèn chua cho khoảng 25 lít nước.

  • Trước hết, múc nước từ sông, suối hoặc giếng khơi cần được làm trong.
  • Hòa tan phèn chua vào một ca nước nhỏ, sau đó từ từ đổ nước đã hòa phèn vào xô nước cần lọc, khuấy đều tay để phèn phân tán đều.
  • Chờ khoảng 30 phút để cặn bẩn lắng xuống đáy, sau đó nhẹ nhàng gạn lấy phần nước trong bên trên để sử dụng.

Bước 3: Khử trùng nước

Sau khi nước đã được làm trong, bước tiếp theo là loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, virus gây bệnh cũng như những tạp chất còn sót lại để đảm bảo an toàn. Phương pháp phổ biến hiện nay là sử dụng hóa chất như Cloramin B hoặc T để khử trùng, sau đó nước sẽ được đun sôi hoặc lọc qua các thiết bị lọc nước để sử dụng.

Để đảm bảo nước giếng an toàn sau khi khử trùng, nồng độ Clo dư trong nước cần duy trì ở mức 0,5-1,0 mg/lít (nồng độ này thường có mùi Clo khá rõ). Trước khi sử dụng, cần tính toán lượng Cloramin B phù hợp với thể tích giếng nước, với liều lượng chuẩn là 10g/m³ nước. Ngoài Cloramin B, cũng có thể sử dụng các hóa chất khác như Clorua vôi 20% (13g/m³) hoặc Clorua vôi 70% (4g/m³).

Các bước khử trùng như sau:

  • Hòa tan Cloramin B: Đầu tiên, hòa tan lượng Cloramin B cần thiết vào một gầu nước và khuấy đều cho tan hoàn toàn. Đối với hộ gia đình, sử dụng 1 viên Cloramin B 0,25g cho mỗi 25 lít nước, hoặc nếu là thùng 30 lít nước thì dùng 0,5g bột Cloramin B 27%. Tương tự, tính toán lượng hóa chất cho thể tích nước lớn hơn.
  • Tưới nước vào giếng: Dùng gầu nước chứa Cloramin B đã hòa tan tưới đều vào giếng hoặc thùng chứa nước. Thả gầu chìm sâu đến nửa cột nước rồi kéo lên xuống khoảng 10 lần để hóa chất phân tán đều. Nếu sau khi khuấy không ngửi thấy mùi Clo, thêm khoảng 1/3 thìa canh bột Cloramin B vào giếng và khuấy tiếp, lặp lại cho đến khi nước có mùi Clo đặc trưng.
  • Khử trùng thành giếng: Sử dụng nước giếng đã khử trùng để dội lên thành giếng, giúp loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc bám trên bề mặt.
  • Chờ đợi: Đợi khoảng 30 phút sau khi khử trùng là có thể sử dụng nước an toàn cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
xử lý nước sinh hoạt sau khi bão lũ
Người dân nên tham khảo hoặc làm theo hướng dẫn của cán bộ Y tế để xử lý nguồn nước. Ảnh: Sưu tầm

2.2. Đối với khu vực có nhà cung cấp nước sạch

Bước 1: Kiểm tra hệ thống nước tại nhà

  • Sau lũ, cần kiểm tra ngay hệ thống đường ống cấp nước từ nhà máy để xác định xem có bị hư hỏng, rò rỉ hoặc ngập nước lụt hay không. Nếu phát hiện sự cố, cần báo cáo cho cơ quan chức năng để kịp thời sửa chữa.

Bước 2: Liên hệ với nhà máy cấp nước:

  • Nhà máy nước sạch sẽ chịu trách nhiệm xử lý, lọc và khử trùng nước. Tuy nhiên, người dân cần theo dõi và liên hệ với nhà máy để đảm bảo nước đã được xử lý đúng quy trình sau khi lũ rút.

Bước 3: Kiểm tra nguồn nước tại gia đình:

  • Nếu nước máy có dấu hiệu bất thường (mùi hôi, màu đục), không sử dụng trực tiếp. Trong thời gian chờ nước ổn định, cần lọc qua hệ thống lọc nước gia đình hoặc đun sôi trước khi sử dụng.

Bước 4: Sử dụng nước đóng chai hoặc nước lọc tạm thời:

  • Trong trường hợp nhà máy nước chưa hoạt động ổn định sau lũ, người dân nên sử dụng nước đóng chai hoặc nước lọc từ các thiết bị lọc nước chuyên dụng như máy lọc RO hoặc UV để đảm bảo an toàn cho sinh hoạt.

Bước 5: Khử trùng bể chứa nước gia đình:

  • Sau lũ, bể chứa nước ở gia đình có thể bị ô nhiễm. Cần tiến hành vệ sinh và khử trùng bể nước bằng cách sử dụng Cloramin B hoặc Clorua vôi để làm sạch. Đảm bảo vệ sinh bể chứa thường xuyên để tránh tình trạng ô nhiễm.

Bước 6: Tiếp tục đun sôi nước để sử dụng:

  • Ngay cả khi nước đã được cấp từ nhà máy và có vẻ sạch, vẫn nên đun sôi nước trước khi uống hoặc sử dụng để nấu nướng trong giai đoạn sau lũ, khi hệ thống nước có thể chưa hoàn toàn ổn định.

3. Tìm hiểu một số hóa chất khử trùng nguồn nước

Cloramin B: Đây là một hợp chất có tác dụng diệt khuẩn và tiệt trùng. Trong y tế cũng thường xuyên được sử dụng. 

  • Thành phần chính: Chứa khoảng 25-30% Clo hoạt tính có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm vô cùng hiệu quả.
  • Công dụng: Cloramin B là hóa chất phổ biến trong việc khử trùng nước sinh hoạt và xử lý nguồn nước sau thiên tai, đặc biệt là lũ lụt. Nó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác trong nước.

Ngoài ra, nó còn có tác dụng khử trùng bề mặt, giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Trong dịch bệnh, nó còn được dùng để khử trùng làm giảm nguy cơ lây lan bệnh.

  • Cách sử dụng Cloramin B để xử lý nguồn nước sau lũ:  Đầu tiên, bạn hãy loại bỏ hết tạp chất trong bể nước, sau đó để nước nghỉ trong vài giờ. Liều lượng sử dụng Cloramin B là 0,25 gram / 25 lít nước. Nếu lượng nước nhiều hơn có thể sử dụng theo tỉ lệ 1gram/ 100 lít nước. Sau khi hòa tan nước và khuấy đều hãy để dụng dịch lắng và hoạt động trong 30 phút rồi hãy sử dụng.
xử lý nước sinh hoạt sau khi bão lũ
Cloramin B có đặc điểm loại bột có màu trắng, hoà tan được trong nước ở nhiệt độ thường. Ảnh: Sưu tầm

Lưu ý: Tạm thời không nên dùng nước này để đun nấu hoặc ăn uống trực tiếp. Nếu bất khả kháng, hãy đợi hết thời gian và đun sôi. Không sử dụng quá liều Clo.

Clorua vôi (Ca(OCl)₂): Đây là một chất khử trùng phổ biến được sử dụng làm sạch nguồn nước. Đặc biệt trong các tình huống cấp bách sau lũ. Cũng giống như Clo B, Clorua có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus và ngay cả các sinh vật gây bệnh trong nguồn nước. Giá thành sản phẩm khá rẻ và tìm mua. 

  • Thành phần: Canxi hypochlorit từ 60 – 70%, Canxi clorua, Canxi hydroxit và nước
  • Công dụng: Clorua vôi sau khi hoà tan trong nước, clorua được giải phóng. Nó có khả năng oxy hóa, phá hủy tế bào của vi khuẩn, virus và các sinh vật khác. Điều này làm chúng chết hoặc không còn khả năng hoạt động. Hóa chất này thích hợp để sử dụng rộng rãi trong việc xử lý nước giếng, bể chứa, hoặc nước bị ô nhiễm sau lũ. 
  • Cách sử dụng Clorua vôi để xử lý nguồn nước sau lũ: Làm sạch nguồn nước, loại bỏ các tạp chất trong nước. Tỷ lệ pha dung dịch tương tự như Cloramin B. Chờ 1 giờ để hóa chất và nước được lắng xuống. Thời gian này Clorua sẽ hoạt động để tiêu diệt các chất độc hại. Sau thời gian chờ đợi, bạn có thể sử dụng nước được
Hợp chất hữu cơ này là hỗn hợp giữa vôi và canxi clorua, nó được biết đến với những hiệu quả để tẩy trắng, khử trùng bể bơi, khử trùng nước uống,...Ảnh: Sưu tầm
Hợp chất hữu cơ này là hỗn hợp giữa vôi và canxi clorua, nó được biết đến với những hiệu quả để tẩy trắng, khử trùng bể bơi, khử trùng nước uống,…Ảnh: Sưu tầm

Lưu ý: Không dùng quá liều lượng và lạm dụng bởi vì chất hóa học này gây hại cho da và hệ hô hấp. Dùng nhiều cũng khiến nước có mùi nồng nặng hơn.  

Xem thêm: Cách xử lý hồ cá Koi bị rút nước

Kết luận 

Xử lý nước sinh hoạt sau khi bão lũ là một công việc thiết yếu để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tránh các bệnh liên quan đến nguồn nước ô nhiễm. Việc áp dụng những lời khuyên từ các chuyên gia không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro mắc bệnh mà còn góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh hơn sau bão lũ. Chúc mọi người ở tâm bão, khu vực lũ bình an sớm vượt qua giai đoạn khó khăn để khắc phục hậu quả.

Vật Liệu Nhà hy vọng sẽ được đồng hành với mọi người trong hành trình xây dựng lại tổ ấm mới. Ngoài ra chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí cách khắc phục nhà cửa nếu như quý khách có nhu cầu.

Thông tin liên hệ

Email: chamsockhachhang@vatlieunha.vn

Số điện thoại: 0947 844 446 | 0944 760 909

Địa chỉ: 78 Hà Huy Tập, P. Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk

Facebook: vatlieunha.vn

 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng thảo luận bài viết

Youtube Facebook Zalo

Cảm ơn Quý khách đã đến với Vatlieunha.vn. Chúc quý khách có một trải nghiệm mua sắm thật vui và tìm thấy những ý tưởng, vật liệu phù hợp với tổ ấm của mình. Quý khách thể bấm gọi ngay số hotline, chat ngay tại đây hoặc để lại số điện thoại để Vatlieunha.vn gọi lại ngay nhé 😍

x