Danh mục sản phẩm

Chọn khu vực

Thoát

VUI LÒNG NHẬP THÔNG TIN CHÍNH XÁC ĐỂ CHÚNG TÔI GIAO HÀNG SỚM NHẤT CHO BẠN

Home Chuyện xây nhà 4 kiểu nứt tường nhà mới xây phổ biến và cách xử lý
Chuyện xây nhà, Mẹo vặt

4 kiểu nứt tường nhà mới xây phổ biến và cách xử lý

0 bình luận
Chia sẻ :

Vừa hoàn thiện chưa lâu nhưng tường nhà đã xuất hiện những vết nứt nhỏ, lớn khiến bạn lo lắng? Đây là tình trạng khá phổ biến tại nhiều công trình hiện nay. Các vết nứt tường nhà mới xây không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho kết cấu công trình nếu không xử lý kịp thời.

tại sao tường nhà mới xây bị nứt​
4 kiểu nứt tường nhà mới xây phổ biến và cách xử lý

Vậy đâu là nguyên nhân khiến tường nhà mới xây bị nứt? Các loại nứt phổ biến là gì? Làm thế nào để khắc phục triệt để, đảm bảo an toàn và duy trì vẻ đẹp cho ngôi nhà? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để có giải pháp hiệu quả nhất cho từng trường hợp!

Tại sao tường nhà mới xây bị nứt?

Nhà mới xây bị nứt tường có thể do nhiều nguyên nhân kết hợp, dưới đây là một số lý do chính:

  • Co ngót của vật liệu xây dựng:

Sau khi xây xong, vữa trát và các vật liệu như xi măng, cát sẽ trải qua quá trình co ngót khi mất nước. Nếu quá trình này diễn ra quá nhanh (do thiếu dưỡng ẩm) hoặc không đồng đều, các vết nứt nhỏ có thể xuất hiện trên tường.

tại sao tường nhà mới xây bị nứt​
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt tường nhà mới xây
  • Sai sót trong pha trộn và thi công

Việc trộn vữa với tỷ lệ sai lệch (ví dụ: quá nhiều xi măng hoặc nước) có thể làm cho lớp vữa bị co ngót mạnh hoặc không bám kết dính tốt với lớp nền gạch. Nứt tường nhà mới xây cũng có thể xảy ra do nhà thầu thiếu kinh nghiệm, làm việc không có trách nhiệm, kỹ thuật trát tường chưa chuẩn, không đảm bảo độ dày đồng đều cũng có thể dẫn đến các điểm yếu dễ nứt.

  • Lỗi thiết kế kết cấu:

Nếu thiết kế không tính đủ đến chuyển dịch của các khối bê tông, gạch hay không có giáp nối thích hợp giữa các phần cấu kiện, các lực tác động trong quá trình sử dụng sẽ tập trung tại một vài điểm, từ đó dễ hình thành các vết nứt.

  • Ảnh hưởng từ nền móng

Nếu nền móng bị lún không đồng đều, cường độ chịu lực của công trình sẽ bị giảm sút tại một số vị trí, từ đó tạo nên các vết nứt trên tường.

Ngoài ra, nền đất không ổn định, chất lượng đất kém hoặc sai sót trong thiết kế nền móng cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt tường ngay từ đầu.

tường nhà mới xây bị nứt
Ảnh hưởng từ nền móng sụt lún khiến tường nhà mới xây bị nứt
  • Điều kiện thời tiết và môi trường:

Ở những vùng có khí hậu nóng, gió mạnh, nước trong vữa nhanh bay hơi có thể gây ra hiện tượng co ngót quá mức, tạo điều kiện cho các vết nứt hình thành.

Bên cạnh đó, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm hoặc qua các mùa có thể khiến vật liệu xây dựng giãn nở và co lại nhiều lần, gây ra áp lực lên kết cấu tường.

Tường nhà bị nứt có nguy hiểm không

Không phải tất cả các vết nứt tường nhà mới xây đều nguy hiểm. Nếu chỉ là các vết nứt nhỏ, nứt chân chim trên lớp vữa hoặc sơn, đây là loại vết nứt phi kết cấu, chủ yếu ảnh hưởng thẩm mỹ, không tác động nhiều đến kết cấu công trình.

nhà mới xây bị nứt ngang tường​, nhà mới xây bị nứt tường​
Tường nhà bị nứt có nguy hiểm không tùy vào loại vết nứt phi kết cấu hay kết cấu

Tuy nhiên, nếu vết nứt sâu, rộng, kéo dài, đặc biệt là ở các vị trí như cột, dầm, tường chịu lực hoặc quanh cửa sổ, cửa đi thì cần hết sức lưu ý, đây là các vết nứt kết cấu.

Những vết nứt này có thể báo hiệu sự cố về kết cấu, nền móng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho toàn bộ công trình. Vì vậy, cần đánh giá đúng mức độ nứt và có biện pháp xử lý kịp thời.

4 loại vết nứt tường nhà mới xây phổ biến và cách xử lý

Tường nhà mới xây nứt chân chim, vết nứt nhỏ

Vết nứt nhỏ, nứt chân chim thường là những đường nứt li ti, mảnh như sợi tóc, xuất hiện trên lớp vữa hoặc sơn, phân bố rải rác trên bề mặt tường. Thường chỉ ảnh hưởng đến lớp vữa trát hoặc lớp sơn ngoài.

tại sao tường nhà mới xây bị nứt​
Tường nhà mới xây bị nứt chân chim

Nguyên nhân chủ yếu là do hiện tượng co ngót tự nhiên khi vữa hoặc sơn khô, hoặc do kỹ thuật trát tường không đúng cách, vữa trộn quá nhiều xi măng hoặc thiếu nước, làm lớp trát mất độ đàn hồi, tường chưa được dưỡng ẩm đúng cách trong quá trình khô.

Để xử lý, bạn cần vệ sinh sạch bề mặt, trám bột trét chuyên dụng vào vết nứt, sau đó chà nhám phẳng và sơn lại bằng sơn chống nứt để đảm bảo bề mặt thẩm mỹ và bền đẹp lâu dài.

  • Cách khắc phục: Xử lý bằng bột trét và keo trám chuyên dụng

Bước 1: Vệ sinh bề mặt – Dùng bàn chải thép hoặc dao cạo nhẹ nhàng làm sạch bụi bẩn, mảng vữa yếu quanh vết nứt.

​, nhà mới xây bị nứt tường​
Cạo nhẹ nhàng làm sạch bụi bẩn, mảng vữa yếu quanh vết nứt.

Bước 2: Xử lý vết nứt – Nếu vết nứt nhỏ (dưới 0,5mm), có thể sử dụng bột trét nội thất pha loãng với nước theo tỷ lệ nhà sản xuất. Dùng bay nhỏ trét bột vào vết nứt, miết cho bột thấm sâu vào bên trong.

tại sao tường nhà mới xây bị nứt​
Xử lý vết nứt

Bước 3: Chờ khô và chà nhám – Để bề mặt khô tự nhiên trong khoảng 6–8 tiếng. Dùng giấy nhám mịn (P400–P600) chà phẳng bề mặt.

Bước 4: Sơn phủ – Quét sơn lót chống kiềm. Tiếp tục sơn phủ 2 lớp sơn hoàn thiện.

Lưu ý: Nên sử dụng sơn có tính năng chống nứt và đàn hồi cao để tăng tuổi thọ bề mặt.

Tường nhà mới xây bị nứt dọc

Vết nứt dọc thường chạy thẳng đứng trên bề mặt tường, đôi khi ăn sâu vào lớp gạch xây.

Nguyên nhân tường nhà bị nứt dọc thường do lún nền móng không đều hoặc lỗi kỹ thuật trong quá trình xây dựng khi xây gạch không thẳng hàng hoặc mạch xây sai quy cách

  • Cách khắc phục: 

Xử lý nứt dọc tường nhà mới xây cần thực hiện theo trình tự:

Bước 1: Đánh giá vết nứt – Đo chiều rộng và chiều sâu vết nứt, nếu rộng trên 2mm cần xử lý kỹ lưỡng.

Bước 2: Mở rộng và vệ sinh vết nứt – Dùng máy mài hoặc dao chuyên dụng khoét rộng vết nứt thành hình chữ V sâu khoảng 5–10mm để tăng diện tích tiếp xúc.

nhà mới xây bị nứt ngang tường​, nhà mới xây bị nứt tường​
Khoét rộng vết nứt thành hình chữ V

Bước 3: Bơm keo epoxy – Sử dụng súng bơm chuyên dụng bơm keo epoxy hai thành phần vào đầy khe nứt từ dưới lên trên, đảm bảo keo lấp kín hoàn toàn vết nứt.

Xử lý nứt dọc tường nhà mới xây bằng cách bơm keo chuyên dụng
Xử lý nứt dọc tường nhà mới xây bằng cách bơm keo chuyên dụng

Bước 4: Trám lại bề mặt – Sau khi keo khô, dùng vữa sửa chữa chuyên dụng (vữa không co ngót) trám lại bề mặt, miết phẳng và sơn hoàn thiện.

Nếu vết nứt kéo dài nhiều khu vực, nên mời kỹ sư xây dựng kiểm tra nền móng.

Nhà mới xây bị nứt ngang tường

Vết nứt ngang tường là những vết nứt nằm ngang song song với nền đất, thường xuất hiện ở vị trí tiếp giáp giữa các tầng hoặc cạnh cửa sổ, cửa đi.

Nguyên nhân tường nhà bị nứt ngang chủ yếu do co ngót không đều giữa kết cấu bê tông và tường gạch hoặc tải trọng ngang tác động lớn vượt quá khả năng chịu đựng của tường.

Một số phương pháp xử lý vết nhà mới xây bị nứt tường ngang là bơm keo Epoxy áp lực thấp, vá bằng lưới thủy tinh (đối với vết nứt ngang nhỏ, kết cấu ổn định), gia cố bằng tháp neo hoặc thanh chống ngang đối với loại vết nứt có dấu hiệu kết cấu yếu.

Nếu vết nứt ngang lớn, xuyên suốt cả chiều ngang tường, kèm dấu hiệu tường bị “phồng”, “bục”, thì không nên vá tạm thời. Giải pháp triệt để là đục tháo bỏ mảng tường bị lỗi, kiểm tra lại kết cấu phía sau (cột, đà), xây lại bằng vật liệu mới với vữa chuyên dụng chống co ngót.

  • Cách khắc phục vết nứt ngang tường nhà mới xây bằng lưới sợi thủy tinh: 

Quy trình xử lý nứt ngang tường:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Làm sạch khu vực quanh vết nứt, loại bỏ lớp sơn hoặc vữa bong tróc. Nếu vết nứt hở to, có thể dùng khoan nhỏ để làm rộng nhẹ vết nứt theo hình chữ V nhằm tăng khả năng bám dính.

Bước 2: Gia cố lưới thủy tinh

Cắt lưới thủy tinh sao cho rộng hơn vết nứt khoảng 10–15cm mỗi bên để tăng khả năng chịu lực.

Pha vữa mịn hoặc keo dán mỏng đều lên vị trí vết nứt sau đó dán lưới thủy tinh trực tiếp lên lớp keo/vữa còn ướt, miết nhẹ từ giữa ra hai bên để lưới bám sát tường và tránh tạo bọt khí. Dùng bay miết ép lưới thủy tinh chìm vào lớp keo/vữa.

xu ly nut tuong nha moi xay 1 1
Cắt lưới thủy tinh sao cho rộng hơn vết nứt khoảng 10–15cm mỗi bên

Bước 3: Trám vữa

Sau khi lớp lưới thủy tinh bám chắc, trát thêm một lớp vữa mỏng phủ lên trên. Miết phẳng bề mặt, đảm bảo lớp vữa che kín toàn bộ lưới và làm phẳng với bề mặt tường xung quanh. Chờ vữa khô tự nhiên trong vòng 24–48 tiếng.

tại sao tường nhà mới xây bị nứt​
Nứt tường nhà mới xây

Bước 4: Hoàn thiện: Sau khi lớp vữa khô, chà nhám phẳng, sơn lót chống thấm và sơn phủ hoàn thiện.

Phương pháp này giúp giảm thiểu nguy cơ vết nứt tái phát tại cùng vị trí.

Nứt chéo tường, nứt ziz zac

Vết nứt chéo hoặc zíc zắc thường xuất hiện ở các góc cửa sổ, cửa đi hoặc góc nhà hoặc theo đường chéo tường, kéo dài từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, đây là dấu hiệu cảnh báo nền móng lún lệch, kết cấu chịu lực không đồng đều, hoặc tường bị tác động do co ngót nhiệt, tải trọng động (ví dụ: gió mạnh, động đất nhẹ).

Khi gặp loại nứt này, bạn cần mở rộng vết nứt, vệ sinh sạch sẽ, sau đó bơm keo epoxy hoặc trám vữa sửa chữa. Nếu vết nứt lớn, có thể cần khoan cấy thép gia cố và xử lý triệt để nền móng để đảm bảo an toàn lâu dài cho công trình.

Tường nhà bị nứt
Tường nhà bị nứt có nguy hiểm không tùy vào loại vết nứt phi kết cấu hay kết cấu
  • Cách khắc phục: 

Chúng ta cần xử lý các vết nứt chéo tường nhà mới xây cẩn thận với các bước sau:

Bước 1: Dùng dao cắt hoặc máy mài mở rộng vết nứt thành hình chữ V và làm sạch vết nứt.

Bước 2: Đối với vết nứt nhỏ (< 3mm), tiêm keo epoxy từ dưới lên, đảm bảo keo lấp đầy vết nứt. Với vết nứt rộng hơn, dùng vữa sửa chữa không co ngót để trám.

Bước 3: Nếu vết nứt lớn và nguy hiểm, cần khoan chèn thép neo hai bên vết nứt, trám vữa chịu lực phủ ngoài sau khi cấy thép.

Bước 4: Cuối cùng, quét 2 lớp sơn chống thấm bên ngoài bề mặt đã sửa chữa.

Nếu thấy vết nứt chéo phát triển nhanh trong thời gian ngắn, cần nhờ chuyên gia kiểm định đánh giá toàn bộ công trình.

Biện pháp phòng ngừa nhà mới xây bị nứt tường

Để tránh tình trạng nứt tường nhà mới xây, chủ đầu tư và nhà thầu cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu.

Trước hết, phải khảo sát địa chất kỹ lưỡng để thiết kế nền móng phù hợp với điều kiện đất nền.

Trong thi công, cần đảm bảo trộn vữa, bê tông đúng tỷ lệ, thi công đúng kỹ thuật, không trát tường khi bề mặt quá khô hoặc quá ẩm.

Khi trát tường, nên thi công thành nhiều lớp mỏng, mỗi lớp không quá dày để hạn chế co ngót, sử dụng lưới trát tường ở những vị trí cần thiết để chống nứt tường sau khi hoàn thiện.

nứt tường nhà mới xây
Sử dụng lưới trát tường ở những vị trí cần thiết để hạn chế nứt tường nhà mới xây

Sau khi trát cần bảo dưỡng tường liên tục bằng cách phun nước giữ ẩm trong ít nhất 7 ngày.

Ngoài ra, bạn cần thiết kế các khe co giãn tại vị trí hợp lý, đặc biệt với công trình lớn hoặc tường dài trên 15m.

Cuối cùng, lựa chọn vật liệu xây dựng chất lượng cao và sử dụng sơn chống nứt chuyên dụng cũng góp phần làm tăng tuổi thọ và độ bền đẹp cho công trình.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng thảo luận bài viết

Youtube Facebook Zalo

Cảm ơn Quý khách đã đến với Vatlieunha.vn. Chúc quý khách có một trải nghiệm mua sắm thật vui và tìm thấy những ý tưởng, vật liệu phù hợp với tổ ấm của mình. Quý khách thể bấm gọi ngay số hotline, chat ngay tại đây hoặc để lại số điện thoại để Vatlieunha.vn gọi lại ngay nhé 😍

x