Nhà có hành lang bên hông là một kiểu kiến trúc khá phổ biến ở Việt Nam. Hành lang bên hông không chỉ là không gian di chuyển mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện thông gió, ánh sáng và kết nối các khu vực chức năng. Đặc biệt hành lang bên hông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phong thủy, nếu bạn cũng đang tìm hiểu về nhà có hành lang bên hông thì có thể xem thêm bài viết dưới đây.
Tổng quan về nhà có hành lang bên hông
Hành lang bên hông là gì?
Hành lang bên hông nhà là khoảng không gian dọc theo một bên của ngôi nhà, nó nằm giữa tường nhà và ranh giới đất. Đây là thiết kế phổ biến ở các công trình nhà phố, biệt thự, nhà cấp 4 hoặc nhà có sân vườn. Tùy theo diện tích đất và cách bố trí, hành lang bên hông có thể rộng hoặc hẹp.
Tùy theo nhu cầu mà loại hành lang bên hông này có thể được lát gạch, trồng cây hoặc đơn thuần chỉ là một lối đi nhỏ lát đá cuội,…
Lợi ích của nhà có hành lang bên hông
Thứ nhất, tăng sự thông thoáng, lấy ánh sáng tự nhiên. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những ngôi nhà ống (thường chỉ có 2 mặt thoáng là trước và sau). Khi có hành lang bên hông, ánh sáng và gió trời sẽ lưu thông dễ dàng hơn tạo cảm giác thoáng đãng, mát mẻ và hạn chế ẩm mốc trong nhà.
Thứ hai, cải thiện lưu thông khí. Nhờ khoảng không gian trống này, gió hay ánh sáng đều có thể len lỏi vào các phòng trong nhà thông qua cửa sổ hoặc cửa thông gió. Điều này vô cùng cần thiết trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như Việt Nam.
Thứ ba, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Nếu hành lang bên hông nhà được thiết kế đẹp, có thể lát đá, trồng cây xanh, treo đèn trang trí hay đặt ghế nghỉ… sẽ trở thành điểm nhấn cho cả ngôi nhà. Đây cũng có thể là không gian thư giãn ngoài trời vô cùng lý tưởng cho cả gia đình.
Thứ tư, là lối đi phụ, thuận tiện di chuyển. Hành lang hông có đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt như: nhu cầu đi lại, vệ sinh sân sau, nơi di chuyển rác, di chuyển đồ đạc,….
Cuối cùng, tăng giá trị cho ngôi nhà. Một ngôi nhà có bố trí hành lang bên hông sẽ được đánh giá cao hơn vì đó đặc biệt đáp ứng được từ nhu cầu sử dụng cho đến nhu cầu thẩm mỹ.
Đặc điểm, cấu trúc của nhà có hành lang bên hông
Cấu trúc và thiết kế
Hành lang bên hông thường là một dải không gian dài, chạy dọc theo một hoặc hai bên ngôi nhà, kết nối từ mặt riền ra phía sau. Chiều rộng hành lang dao động từ 1-2m tùy theo quy mô công trình:
- Vật liệu xây dựng: Gỗ, bê tông, kính, gạch nung hoặc kết hợp nhiều chất liệu khác.
- Mái che: Có thể thiết kế mái riêng hoặc khối liền với mái nhà chính.
Trong tương lai, hệ thống hành lang thông minh được ích hợp bởi hệ thống cảm biến ánh sáng, điều khiển tự động sẽ được ưu tiên sử dụng. Việc sử dụng vật liệu tái chế, trồng cây leo để cách nhiệt cũng là xu hướng rất được ưa chuộng trong tương lai.
Bạn có thể quan tâm 5 vật liệu trang trí ngoại thất tốt nhất không thể bỏ qua
Tạo nên sự hòa hợp tổng thể
Hành lang thường được tích hợp vào thiết kế tổng thể để đảm bảo tính thẩm mỹ, đồng thời tạo ra sự chuyển tiếp mềm mại giữa các thông gian.
Những yếu tố cần lưu ý khi thiết kế hành lang bên hông nhà
Chiều rộng hành lang: Chiều rộng hành lang thường được làm từ 0.8 đến 1.5m để đảm bảo đủ không gian di chuyển. Nhưng cũng tùy theo diện tích đất để thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Vật liệu lát nền: Nên chọn vật liệu chống trơn trượt, dễ vệ sinh như gạch nhám, đá tự nhiên, bê tông ép khuôn,… tránh dùng các loại gạch có bề mặt trơn.
Hệ thống thoát nước: Vì đây là không gian ngoài trời nên việc thoát nước cần đặt biệt chú ý. Cần có độ dốc hợp lý và hệ thống rãnh thoát nước để tránh tình trạng ngập úng, trơn trượt, gây ẩm mốc cho tường.
Bạn có thể quan tâm Mẹo chống thấm sàn mái cũ đơn giản, hiệu quả
Hệ thống đèn: Trang bị thêm hệ thống đèn để đảm bảo an toàn khi di chuyển vào ban đêm. Gia chủ có thể chọn một số loại đèn như: đèn treo tường, đèn trụ thấp, đèn âm tường….
Cây xanh và trang trí: Một số loại cây xanh được chọn cho khu vực hàng lang bên hông nhà thường là các loại dây leo, bụi nhỏ hoặc chậu cảnh ít rụng lá.
Yếu tố phong thủy và cách hóa giải (nếu có) của nhà có hành lang bên hông
Luồng khí lưu thông: Trong phong thủy, hành lang bên hông nhà đóng vai trò như một “mạch dẫn” từ ngoài vào nhà. Nếu hành lang thông thoáng, sạch sẽ thì luồng khí tốt dễ lưu chuyển trong nhà từ từ đó giúp gia chủ đón được năng lượng tích cực, vượng khí.
Không nên bố trí hành lang quá tối: Vì khu vực này thường xuyên lưu thông khí, nếu tối tăm, ẩm ướt sẽ dễ tụ khí xấu. Nếu diện tích đất ít, hành lang không đón được nhiều ánh sáng tự nhiên thì gia chủ có thể bố trí hệ thống chiếu sáng, trồng cây xanh phù hợp. Nếu có thể, nên mở cửa sổ từ hành lang vào các phòng để khí tốt dễ lưu thông vào trong.
Hướng hành lang: Hành lang bên hông nhà nên được bố trí phù hợp. Nên bố trí hướng đón gió và tránh nắng gắt (hướng Đông hoặc Đông Nam). Tránh mở các hành lang ở hướng Tây hoặc Tây Nam nếu không tìm được phương án chống nắng hiệu quả.
Bạn có thể quan tâm XÁC ĐỊNH HƯỚNG XÂY NHÀ HỢP TUỔI ĐÚNG PHONG THỦY
Tránh làm hành lang quá dài và thẳng: Hành lang thẳng tắp từ trước ra sau trong phong thủy thường được xem là “xuyên tâm sát” hoàn toàn không tốt cho tài lộc.
Nếu buộc phải làm thì nên bố trí tiểu cảnh hoặc chướng ngại nhỏ như bồn hoa, cây cảnh để giảm tình trạng này. Với những biện pháp này sẽ không ảnh hưởng đến tài lộc hay sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Lưu ý khi xây dựng nhà có hành lang bên hông
Cân đối diện tích đất trước khi tiến hành thiết kế nhà có hành lang bên hông. Bởi nếu đất quá hẹp thì nên cân nhắc giữa hành lang và diện tích xây dựng.
Xem kỹ quy hoạch và giấy phép xây dựng để tránh tình trạng rắc rối về sau. Bởi một số khu vực quy định khoảng lùi ranh đất, không cho phép xây sát ranh giới nên hành lang là bắt buộc.
Chú ý xử lý chống thấm tường giáp hành lang. Vì tường tiếp xúc trực tiếp với khu vực bên ngoài hành lang nên dễ bị nước mưa tạt. Như vậy vừa ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình vừa ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ.
Bạn có thể quan tâm Xử Lý Thẩm Mỹ Chân Tường Chỉ Với 3 Vật Liệu Đơn Giản
Bố trí hệ thống cửa sổ hợp lý để có thể đón các dòng khí, gió, ánh sáng. Nhưng phải đảm bảo an toàn, tránh để trộm dễ leo vào.
Khi làm hành lang bên hông nhà có cần mái che không? Thực ra câu trả lời chính là tùy thuộc vào mục đích sử dụng:
- Nếu dùng làm lối đi thường xuyên hoặc trang trí, trồng cây thì nên làm mái che để chống mưa, giảm nắng, bảo vệ vật dụng và đảm bảo an toàn.
- Nếu hành lang chủ yếu để thông thoáng, thoát nước thì không cần mái che, chỉ cần thiết kế rãnh thoát nước tốt và vật liệu lát nền phù hợp.
- Biện pháp trung hòa nhất chính là dùng loại mái che cường lực hoặc mái di động để đảm bảo nhu cầu sử dụng theo từng loại thời tiết.
Khi gia chủ có ý định xây tường ngăn hành lang bên hông với nhà hàng xóm thì cần xem xét các yếu tố sau:
- Xét theo luật pháp và quy định xây dựng của địa phương: Thường thì nếu hành lang nằm trong phần đất của bạn thì bạn được phép xây tường. Nhưng chiều cao, kết cấu phải đảm bảo theo quy định của pháp luật.
- Thỏa thuận với hàng xóm: Nên trao đổi rõ ràng để tránh các vấn đề về tranh chấp. Tường xây có ảnh hưởng ánh sáng và thông thoáng nhà bên cạnh.
- Tính an toàn và riêng tư: Nếu hành lang là không gian thường xuyên sử dụng thì nên xây dựng tường để đảm bảo an ninh và sự riêng tư.
Bạn có thể quan tâm Top 5 Vật Liệu Làm Vách Ngăn Ngoài Trời Tiết Kiệm, Tiện Lợi
Một số mẫu nhà có hành lang bên hông đẹp
Hành lang lát đá tự nhiên, trồng cây bụi hai bên
Phong cách sân vườn gần gũi, đơn giản mà mang tính thẩm mỹ cao. Có thể đặt thêm ghế đá hoặc ghế gỗ để tạo chỗ ngồi thư giãn.
Hành lang ốp gạch giả gỗ, treo đèn lồng
Phong cách Á Đông, phù hợp với nhà cấp 4 hoặc biệt thự kiểu truyền thống. Có thể kết hợp mái che kính lấy sáng.
Hành lang kết hợp tiểu cảnh nước
Một số dòng suối nhân tạo nhỏ hoặc hồ cá dọc hành lang tạo nên không gian thư thái, hào hợp với thiên nhiên.
Hành lang tối giản hiện đại
Sử dụng gạch xám, đèn LED gắn tường, cây xanh đặt đúng điểm nhấn phù hợp với nhà phố có phong cách hiện đại, tối giản.
Nhà có hành lang bên hông là thiết kế thông minh, giúp cải thiện môi trường sống cũng như tăng tính thẩm mỹ và giá trị của ngôi nhà. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ về thiết kế, vật liệu, phong thủy cũng như nhu cầu sử dụng mà đưa ra thiết kế phù hợp. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.
Hãy liên hệ ngay với Vatlieunha.vn để được tư vấn và hỗ trợ chọn sản phẩm phù hợp nhất. Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 78 Hà Huy Tập, P. Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
- Số điện thoại: 0947 844 446 | 0944 760 909
- Email: chamsockhachhang@vatlieunha.vn
Cùng thảo luận bài viết