Chống thấm sàn mái cũ, một yếu tố mà mọi chủ nhà đều đau đầu suy nghĩ mỗi khi mùa mưa đang đến. Sân thượng là nơi lý tưởng cho những buổi chiều hóng gió, trồng rau nuôi cá và có những thú vui hằng ngày. Tuy nhiên, nước ứ đọng và thấm vào tường lâu ngày vào những ngày mưa khiến cho sân thượng luôn trong tình trạng ướt át, lâu ngày sẽ mọc rêu gây mất thẩm mĩ.
Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề chống thấm cho sàn mái cũ? Đừng vội lướt qua, dưới đây sẽ là mẹo đơn giản giúp bạn chống thấm sàn mái cũ (sân thượng) một cách hiệu quả nhất nhé!
Xem thêm: Chống thấm sân thượng bằng màng khò
Tại sao cần chống thấm sàn mái cũ?
Sàn mái là bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường bên ngoài (bao gồm cả nắng và mưa), do đó việc chống thấm cho khu vực này là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với những sàn mái cũ đã qua thời gian sử dụng.
Việc chống thấm cho sàn mái cũ ngay bây giờ sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn trông khang trang và bền bỉ hơn khi gánh chịu những ảnh hưởng của thời tiết. Vậy chống thấm sàn mái cũ sẽ mang lại những hiệu quả như thế nào?
- Ngăn ngừa tình trạng dột nát, thấm nước: Nước mưa thấm qua các khe nứt, ron gạch hoặc lớp chống thấm cũ có thể gây ra tình trạng dột nát, bong tróc trần nhà, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt của gia đình.
- Bảo vệ kết cấu công trình: Nước thấm lâu ngày có thể làm mòn cốt thép, gây ra hiện tượng nứt nẻ, sụt lún, ảnh hưởng đến kết cấu và tuổi thọ của công trình.
- Giảm thiểu nấm mốc, vi khuẩn: Môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển, gây hại cho sức khỏe con người và ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà
- Ngăn ngừa nguy cơ chập điện: Nước thấm vào sàn mái hay tường nhà sẽ dễ nhiễm sâu vào hệ thống điện của ngôi nhà, có thể dẫn đến nguy cơ chập điện, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
- Tiết kiệm chi phí sửa chữa: Việc chống thấm sàn mái cũ kịp thời sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa về sau do hạn chế được các hư hỏng do thấm dột gây ra.
Vậy quy trình chống thấm sân thượng cũ như thế nào để đạt được hiệu suất tối ưu nhất mà phương pháp này mang lại? Làm thể nào để khi chống thấm sân thượng cũ sẽ không phải gặp lại tình trạng như trên xảy ra nữa?
Quy trình chống thấm sàn mái cũ bằng màng khò nóng
Có khá nhiều cách trong quy trình chống thấm sàn mái cũ hay sân thượng. Trong đó, chống thấm sàn mái cũ bằng màng khò là một trong những cách dễ thi công và mang lại hiệu quả cao. Dưới đây, Vật Liệu Nhà sẽ mô tả về quy trình chống thấm sàn mái cũ bằng màng khò nóng giúp sàn mái được chống thấm một cách tối ưu nhất.
a) Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Vệ sinh bề mặt: Loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, dầu mỡ, rong rêu, nấm mốc bám trên bề mặt bằng chổi, máy quét hoặc máy xịt rửa cao áp.
- Xử lý các chổ lòi lòm, nức vỡ: Sử dụng keo chuyên dụng để trám vá các vết nứt, ron gạch, lỗ hổng trên bề mặt. Đảm bảo bề mặt phẳng mịn, không gồ ghề.
- Làm khô bề mặt: Để bề mặt tự khô hoàn toàn hoặc sử dụng máy sấy để đẩy nhanh quá trình. Bề mặt cần hoàn toàn khô ráo trước khi thi công.
b) Bước 2: Thi công lớp lót
- Quét lớp lót: Sử dụng chất quét lót Revinex để quét đều lên toàn bộ bề mặt. Lớp lót giúp tăng độ bám dính giữa màng khò và bề mặt.
- Để lớp lót khô: Cần đảm bảo lớp lót khô hoàn toàn trước khi thi công chống thấm sàn mái cũ bằng màng khò khò. Thời gian khô phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và loại lớp lót sử dụng (thường từ 1 – 2 tiếng).
c) Bước 3: Thi công màng khò nóng
- Chuẩn bị dụng cụ: Đèn khò gas, bình gas, dao cắt, găng tay, khẩu trang, giày bảo hộ.
- Cắt màng: Cắt màng khò bitum thành từng mảng có kích thước phù hợp với diện tích cần thi công. Chồng mí tối thiểu 10cm cho các mép màng.
- Khò màng: Sử dụng đèn khò gas để làm nóng chảy lớp bitum trên mặt dưới của màng. Chuyển động đèn khò đều đặn, tránh tập trung nhiệt ở một chỗ gây cháy màng.
- Dán màng: Dán màng khò bitum lên bề mặt đã được quét lớp lót. Miết chặt màng bằng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ bong bóng khí và đảm bảo màng bám dính tốt vào bề mặt.
- Chồng mí: Chồng mí các mép màng tối thiểu 10cm và sử dụng đèn khò để làm nóng chảy và miết chặt các mép chồng mí.
- Gia cố các góc cạnh: Sử dụng thêm lớp màng khò bitum để gia cố các góc cạnh, khu vực có nhiều chi tiết phức tạp.
d) Bước 4: Kiểm tra chất lượng
- Dội nước kiểm tra: Sau khi thi công xong, đợi màng khò bitum nguội hẳn, tiến hành dội nước lên bề mặt để kiểm tra chất lượng. Nếu không có hiện tượng nước thấm dột, chứng tỏ quy trình chống thấm sàn mái cũ bằng màng khò bitum đã thành công.
Nên chú trọng gia cố các điểm yếu trên sàn mái như: góc tường, khe co giãn, cổ ống. để giúp kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ của màng.
Giá thi công khò màng chống thấm năm 2024
STT | Tên vật tư | ĐVT | QUY CÁCH | GIÁ BÁN | |
1 | Màng khò nóng Betagum/Bitumode/Elastoseal/Bitushape 3mm Trơn/Cát/Đá | m2 | 10 | m2/cuộn (1mx3mmx10m) |
850.000đ |
2 | Màng tự dính Bitumax/Bautex 1.5mm Trơn | m2 | 10 | 20m2/cuộn | 1.980.000đ |
3 | Nirol W Primer (Primer quét lót gốc nước) |
kg | 18 | kg/thùng | 750.000d |
Như vậy, chống thấm sàn mái cũ bằng màng khò bitum là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm cho các hạng mục chống thấm. Với những ưu điểm như độ bền cao, khả năng chống thấm tốt và dễ dàng thi công, màng khò chống thấm được tin dùng rộng rãi trong ngành xây dựng.
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ Fanpage Vật Liệu Nhà hoặc qua hotline 094 784 44 46 để được tư vấn tận tình!
Cùng thảo luận bài viết