Chí phí xây dựng chắc chắn là điều mà bất cứ ai cũng quan tâm khi muốn khởi công một công trình. Hôm nay hãy cùng Vật Liệu Nhà tìm hiểu về nhà lắp ghép cũng như chi phí cần thiết để hoàn thiện 1 căn nhà lắp ghép là bao nhiêu nhé!
NHÀ LẮP GHÉP LÀ GÌ?
Nhà lắp ghép là loại nhà được lắp ráp bằng các vật liệu nhẹ như gỗ, gạch AAC, bê tông nhẹ EPS với khung thép nhẹ theo bản thiết kế mà vẫn đảm bảo như một ngôi nhà bình thường như trần, tường, mái, sàn , cột. Tất cả các kết cấu, phụ kiện của ngôi nhà như cột, dầm, mái, tường… đều được tính toán và sản xuất chính xác theo từng mô đun. Sau khi hoàn thiện sẽ được tiến hành lắp ghép, có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, phù hợp với từng mục đích sử dụng và nhu cầu của khách hàng.
Kết cấu của nhà lắp ghép
Nhà lắp ghép (nhà tiền chế, nhà mô đun) được lắp ghép từ những loại vật liệu nhẹ khác nhau, có cấu tạo như sau:
+ Khung cột, kèo và xà gồ được coi như là “móng” của căn nhà lắp ghép, được làm từ vật liệu thép nhẹ, thép hộp.
+ Bộ phận mái che và các tấm vách ngăn được cấu tạo bằng các loại vật liệu nhẹ, thường là tấm Cemboard đỡ mái và làm vách ngăn do tính năng nhẹ và bền của nó. Giữa tấm che và vách ngăn là lớp xốp hoặc lớp nhựa PU cách nhiệt tốt. Vật liệu cách âm, cách nhiệt đạt độ dày tiêu chuẩn từ 50mm đến 100mm.
+ Phần lợp mái thường sử dụng mái tôn hoặc Bitum.
+ Hệ sàn thường sử dụng vật liệu hoàn thiện như sàn gỗ công nghiệp/sàn nhựa hèm khóa/sàn nhựa dán, thường thì ngày nay để chống mối mọt cũng như chống nước, ẩm mốc người ta sử dụng loại sàn hiện đại là sàn nhựa hèm khóa cốt đá.
+ Cửa đi và cửa sổ được làm từ vật liệu nhôm kính hoặc vật liệu thép. Đôi khi cửa nhôm kính sẽ được thay thế bằng cửa Panel theo yêu cầu riêng của khách hàng.
+ Hệ thống máng nước lắp đặt gần với khu vực tầng mái. Chi tiết lắp ghép có tác dụng dẫn nước ra bên ngoài để giữ sự khô ráo cho không gian nhà ở bên trong.
Xem thêm: SỬ DỤNG TẤM CEMBOARD KÍCH CỠ NHƯ THẾ NÀO CHO TỪNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH?
Nhà lắp ghép có bền không?
Nhà lắp ghép kém bền so với nhà xây từ gạch hoặc bê tông. Tuy nhiên, nhờ phát triển của công nghệ và vật liệu xây dựng mới, những ngôi nhà lắp ghép ngày nay có độ bền lên đến 30 đến 50 năm.
Những ngôi nhà lắp ghép được xây dựng bằng vật liệu chất lượng và có quy trình sản xuất nghiêm ngặt, đảm bảo độ bền và an toàn. Mặc dù vậy, việc chọn công ty đáng tin cậy để xây dựng và bảo dưỡng nhà lắp ghép vẫn rất quan trọng.
Chi phí để hoàn thiện căn nhà lắp ghép là bao nhiêu?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá xây dựng nhà lắp ghép, trong đó, phải kể đến các yếu tố chính như:
– Giá nguyên vật liệu: Thương hiệu và chất lượng loại thép cũng khiến giá nhà lắp ghép có sự chênh lệch. Bên cạnh đó còn có các chi tiết khác như cửa ra vào, mái lợp, nền móng,…
– Diện tích và số tầng: Thông thường các công ty thi công nhà lắp ghép thường báo giá xây dựng dựa trên diện tích, Ví dụ 2 triệu/m2. Do đó, chủ đầu tư cần nắm rõ các số liệu liên quan để được báo giá đúng nhất.
– Vị trí địa lí: Tùy thuộc vào vị trí nội và ngoại thành mà mức giá cạnh tranh khác nhau. Việc xây dựng khung thép ở những nơi có địa hình khó khăn chắc chắn sẽ có giá cao hơn ở những vùng đồng bằng, điều kiện thuận lợi.
– Thời gian thi công: Thời gian thi công càng ngắn thì chi phí phát sinh càng giảm. Tuy nhiên, để công trình có thể bàn giao trong thời gian ngắn thì số lượng công nhân phải tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc số tiền để thuê nhân công sẽ tăng.
Theo khảo sát, giá nhà lắp ghép giá rẻ rơi vào khoảng từ 1,5– 4,5 triệu /m2, còn giá nhà bê tông cốt thép cấp 4 hiện nay giá xây dựng là từ 4 – 7 triệu /m2.
Bên cạnh đó, cũng có những mẫu nhà ghép thông minh đang được ưa chuộng sẽ có mức giá nhỉnh hơn so với nhà lắp ghép giá rẻ bởi độ tiện lợi
Như vậy có thể thấy xây nhà lắp ghép sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm được 1/2 chi phí so với kiểu nhà xây dựng thông thường bằng bê tông cốt thép.
Một ngôi nhà lắp ghép sẽ có mức giá tùy vào thiết kế, diện tích, vật liệu,.. trung bình mức giá rẻ nhất của nhà lắp ghép là 50 triệu với thiết kế đơn giản, diện tích nhỏ, ngoài ra còn có các mức giá tầm trung 150 triệu – 300 triệu và những ngôi nhà lắp ghép chất lượng cao, đầu tư vào thiết kế và vật liệu sẽ có giá khoảng 400 – 500 triệu đồng.
Ưu nhược điểm của nhà lắp ghép
Ưu điểm của nhà lắp ghép so với nhà bê tông truyền thống
Thời gian thi công nhanh chóng
Thời gian thi công các bộ phận của căn nhà lắp ghép tại nhà xưởng mất từ khoảng 1 tháng. Việc làm nhà lắp ráp thường khá đơn giản, ít thao tác phức tạp, để lắp đặt căn nhà vào vị trí trên đất chỉ mất từ 1 – 3 ngày, trong khi đó để xây dựng và hoàn thiện nhà bê tông ít nhất phải mất 3 tháng
Chi phí xây dựng thấp hơn
Các kết cấu của nhà sẽ được tính toán tối ưu đồng thời sử dụng vật liệu nhẹ, thân thiện với môi trường có giá không quá cao. Việc xây dựng nhà lắp ghép rất nhanh, tính cả thời gian tại nhà xưởng chỉ mất 1 – 2 tháng, giúp tiết kiệm hơn chi phí nhân công. Đồng thời, việc mở rộng nhà lắp ghép đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng hơn rất nhiều, không cần phải đập phá như nhà bê tông, tiết kiệm chi phí.
Phù hợp với nhà diện tích nhỏ
Nhà lắp ghép kiểu đặc biệt phù hợp với diện tích nhỏ, tạo cảm giác người sống một không gian lớn hơn so với diện tích thực.
Dễ dàng sửa chữa
Nhà lắp ghép có thể tháo dỡ là vô cùng dễ dàng nhờ kết cấu khung thép được liên kết với vít và bulong. Nhà lắp ghép phù hợp với các công trình như nhà xưởng, nhà kho, nhà làm trên các khu đất tạm, homestay,… Khi hết mục đích sử dụng, bạn có thể tháo dỡ và chuyển toàn bộ nhà qua vị trí khác để tái sử dụng, tiết kiệm được tối đa chi phí.
Quản lý chất lượng tốt hơn
Vật liệu để hoàn thiện nhà lắp ghép thường là những vật liệu hoàn thiện, chủ nhà có thể đánh giá chất lượng của vật liệu ngay từ lúc mua, ví dụ như những tấm xi măng smartboard dùng làm sàn, vách, đỡ mái,.. được sản xuất hàng loạt với công nghệ áp dụng lên từng tấm là giống nhau nên sẽ dễ quản lý chất lượng công trình hơn, giảm tình trãng rút ruột công trình, tiết kiệm chi phí tối đa.
Tấm Cemboard làm sàn/vách/đỡ mái
Khuyết điểm của nhà lắp ghép
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, nhà lắp ghép cũng có những hạn chế:
– Yêu cầu tay nghề của thợ thi công cẩn thận tỉ mỉ để đảm bảo kết cấu nhà chắc chắn nhất.
– Để xây dựng những ngôi nhà lắp ghép, cần sự cơ giới hóa rất cao nên sử dụng máy móc rất nhiều, đòi hỏi phải đủ diện tích để có thể thuận tiện cho những yêu cầu kĩ thuật trong sử dụng máy móc..
REVIEW NHÀ LẮP GHÉP 250 TRIỆU CHO GIA ĐÌNH 3 NGƯỜI
XEM THÊM: 05 Xu Hướng Thiết Kế Nhà Năm 2023
Cùng thảo luận bài viết