Việt Nam là một trong những nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới có gió mùa, thế nên không khó để gặp tình trạng những trần nhà bị dột nước, ẩm ướt khi mùa mưa kéo đến. Rất khó để có thể chống thấm kịp thời khi bề mặt trong tình trạng ẩm ướt.
Thế nên, giải pháp chống thấm ngược trần nhà là một trong những giải pháp chống thấm hiệu quả và rất được ưu chuộng hiện nay. Vậy phương pháp chống thấm ngược trần nhà là gì và tại sao phương pháp này lại được ưu chuộng? Hãy cùng Vật Liệu Nhà tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Chống thấm ngược là gì?
Khác với chống thấm thuận – ngăn nước xâm nhập từ bên ngoài, chống thấm ngược trần nhà tập trung xử lý nước thẩm thấu từ bên trong công trình, cản áp lực của nước từ bên trên và bên ngoài trần nhà thấm vào bên trong. Nước có thể di chuyển qua các mao mạch, khe nứt, hốc rỗng trong kết cấu bê tông, gạch, đá,… dẫn đến tình trạng thấm dột trần nhà, bong tróc, nấm mốc, ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và tuổi thọ công trình.
Phương pháp chống thấm ngược trần nhà rất hiệu quả và là phương pháp chống thấm hiệu quả và chữa cháy hiệu quả nhất đổi với tình trạng những căn nhà bị dột vào mùa mưa mà không thể thi công chống thấm thuận được nữa.
Xem thêm: Chi phí chống thấm ngược
Nguyên nhân gây thấm ngược phổ biến
Trần nhà thường xuyên bị dột nước là hiện tường thường xuyên xảy ra, đặc biệt là ở các nước ở vùng nhiệt đời như VIệt Nam. Để chống thấm ngược trần nhà hiệu quả, cần phải xác định được nguyên nhân khiến cho trần nhà bị thấm nước. Một số nguyên nhân phổ biến khiến cho trần nhà bị thấm dột như:
- Áp lực nước ngầm: Nước ngầm đẩy từ bên dưới lên, tác động mạnh lên mặt đáy công trình, gây rò rỉ, thấm nước.
- Mao dẫn: Nước di chuyển qua các mao mạch li ti trong kết cấu, len lỏi qua các lớp vật liệu, dẫn đến hiện tượng thấm dột.
- Nứt nẻ: Các vết nứt, hở ron do co ngót, thi công sai kỹ thuật tạo đường rò rỉ cho nước xâm nhập.
- Chất lượng vật liệu: Sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng, không đảm bảo khả năng chống thấm dẫn đến tình trạng thấm nước.
Hậu quả nghiêm trọng của thấm ngược
Khi trần nhà xuất hiện hiện tượng thẩm dột nặng, chi phí để sửa chửa và khắc phục là khác cao, và hậu quả gây ra cũng cực kỳ nghiêm trọng.
Hiện tượng thấm ngược gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng Thấm nước vào bên trong kết cấu của tường khiến kết cấu công trình bị bào mòn, rỉ sét cốt thép, giảm khả năng chịu tải, dẫn đến nguy cơ sụt lún, nứt vỡ.
Bên cạnh đó, thấm dột lâu ngày sẽ khiến cho tường trần nhà xuất hiện ẩm mốc, vi khuẩn,..đe dọa cho sức khỏe của gia đình. Các vệt đen gây mất thấm mĩ cho cả ngôi nhà, khiến cho ngôi nhà trông xấu xí hơn hẳn và chi phí để tu sửa lại căn nhà mới mẻ cũng khá tốn kém.
Giải pháp chống thấm ngược trần nhà hiệu quả
Chống thấm ngược trần nhà bằng Neopress Crystal
- Chuẩn bị bề mặt:
- Làm sạch bề mặt: Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, rêu phong, nấm mốc và các chất bẩn khác khỏi bề mặt trần nhà. Đảm bảo bề mặt khô ráo hoàn toàn trước khi thi công.
- Sửa chữa các vết nứt: Sử dụng vữa sửa chữa thích hợp để trám kín các vết nứt, lỗ hổng và các khuyết tật khác trên bề mặt.
- Xử lý các mối nối: Dùng keo silicone hoặc keo chống thấm chuyên dụng để xử lý các mối nối giữa các tấm trần nhà, các khe hở và các điểm tiếp giáp với tường.
- Thi công Neopress Crystal:
- Pha trộn: Trộn Neopress Crystal theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nên sử dụng máy trộn điện để đảm bảo hỗn hợp đồng đều và mịn.
- Thi công lớp thứ nhất: Dùng chổi hoặc máy phun để thi công lớp Neopress Crystal thứ nhất lên bề mặt trần nhà với định mức 1,1 kg/m².
- Để khô: Để lớp thứ nhất khô hoàn toàn trong 24 giờ.
- Thi công lớp thứ hai: Thi công lớp Neopress Crystal thứ hai với định mức 1,1 kg/m².
- Bảo dưỡng: Bảo vệ bề mặt thi công khỏi nước và ánh nắng trực tiếp trong ít nhất 24 giờ.
Sản phẩm: Vật liệu chống thấm gốc xi măng Neopress Crystal
Chống thấm ngược trần nhà bằng bơm keo
Quy trình thi công chống thấm ngược trần nhà bằng bơm keo:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, rêu phong, nấm mốc, vữa thừa trên bề mặt trần nhà.
- Đục mở rộng các vết nứt, khe hở để đảm bảo keo có thể thẩm thấu sâu vào bên trong.
- Làm sạch và khô ráo hoàn toàn bề mặt thi công.
Bước 2: Thi công keo chống thấm
- Sử dụng súng bắn keo chuyên dụng để bơm keo vào các vết nứt, khe hở.
- Đảm bảo bơm keo đều đặn, kín khít, không để sót bất kỳ vị trí nào.
- Dùng bay hoặc dụng cụ chuyên dụng để miết keo phẳng đều trên bề mặt.
Bước 3: Vệ sinh và hoàn thiện
- Sau khi thi công, vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công.
- Để keo khô hoàn toàn trong thời gian quy định của nhà sản xuất (thường từ 24 – 48 tiếng).
- Có thể thi công thêm lớp sơn hoặc lớp phủ trang trí nếu mong muốn.
Chống thấm ngược trần nhà là giải pháp hiệu quả giúp khắc phục tình trạng dột trần, thấm nước, gây ẩm ướt cho trần nhà trong thời gian dài. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn phát hiện rõ tình trạng dột nhà và sớm khắc phục để đỡ bớt 1 phần chi phí. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết, hẹn gặp lại mọi người ở những bài viết tiếp theo!
Fanpage: Vật Liệu Nhà
Cùng thảo luận bài viết