Danh mục sản phẩm

Chọn khu vực

Thoát

VUI LÒNG NHẬP THÔNG TIN CHÍNH XÁC ĐỂ CHÚNG TÔI GIAO HÀNG SỚM NHẤT CHO BẠN

Home Tư vấn vật liệu TẠI SAO NHÀ BỊ TỐC MÁI TRONG BÃO? LÀM SAO ĐỂ BẢO VỆ MÁI KHÔNG BỊ TỐC TRONG GIÓ BÃO?
Tư vấn vật liệu, Mẹo vặt

TẠI SAO NHÀ BỊ TỐC MÁI TRONG BÃO? LÀM SAO ĐỂ BẢO VỆ MÁI KHÔNG BỊ TỐC TRONG GIÓ BÃO?

0 bình luận
Chia sẻ :

Với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta, các tỉnh Duyên hải miền Trung hằng năm hứng chịu rất nhiều những cơn bão lớn nhỏ. Gây nên nhiều thiệt hại cho người dân về cả người và của, điều này đã đặt ra những thách thức trong việc xây dựng các công trình nhà ở sao cho kiên cố trước những cơn bão lớn đổ bộ đột ngột.

Mái nhà là một trong những phần cần được gia cố nhiều khi cơn bão tới, vậy làm sao để hạn chế được tình trạng mái nhà dễ bị tốc trong gió bão, cùng Vật Liệu Nhà xem tiếp trong bài viết này nhé!

Tại sao nhà bị tốc mái trong bão?

Bão đến tạo nên những cơn gió cực mạnh phá hoại các công trình, cơ sở vật chất ở nơi chúng đi qua, tại các tỉnh miền Trung mỗi khi bão đến, mái nhà của người dân rất dễ bị tốc bay. Gió to và mạnh là nguyên nhân chính gây tốc mái căn nhà, tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số lí do khác làm giảm sự kiên cố của mái nhà:

Bão gây tốc mái nhà

  1. Nguyên nhân từ địa hình làm nhà:

Khi bão đến sẽ tạo nên nhiều luồng gió, người dân nên bố trí vị trí xây cất nhà không thẳng hàng nhau, bố trí thẳng hàng dễ tạo các luồng hút gió gây nguy hiểm.

Nên tránh các vị trí cất nhà ở ven biển, gần sườn núi để tránh các thiệt hại xảy ra khi có thiên tai.

Bão đánh sập những căn nhà ven biển
Những căn nhà ven biển bị bão tàn phá
  1. Nguyên nhân từ thiết kế kiến trúc nhà ở

Kiến trúc nhà ở cũng là một trong những yếu tố cần lưu ý khi xây nhà ở những vùng thường xảy ra thiên tai. Không nên xây những ngôi nhà có chiều dài lớn hơn chiều rộng quá nhiều, nhà kiến trúc chữ T, chữ U hoặc có mái hiên lớn. Hình dạng nhà này dễ tạo thành những túi hứng gió khi có bão, gây tốc mái.

Nhà chữ T không nên xây ở vùng bão
Cấu trúc nhà chữ T và nhà chữ U
  1. Nguyên nhân do không gia cố kĩ phần mái

Trước mùa bão tới, các gia đình nên gia cố lại mái nhà, tránh tình trạng dùng đinh thường, không có giằng chéo, mái sẽ rất dễ bị tốc khi bão tới.

>> Xem thêm: Chống thấm nhà vệ sinh đơn giản và hiệu quả chỉ với 5 bước

Cách hạn chế được tình trạng mái nhà dễ bị tốc trong gió bão:

  1. Lưu ý kết cấu của nhà khi xây dựng

Khi xây nhà ở các địa hình vùng biển, các miền thường xảy ra mưa bão, nên lưu ý chọn các vị trí phía sau các gò đồi, cồn cát để tránh gió. Đồng thời người dân nên xây nhà so le nhau, tránh xây nhà thành từng hàng.

Kiến trúc căn nhà không nên xây theo hình chữ U, T, tránh xây nhà mà chiều dài quá lớn so với chiều rộng, không làm phần hiên nhà quá lớn và liền với mái để tránh gió tốc hiên nhà kéo theo cả mái nhà.

  1. Bảo vệ mái tôn với ke chống bão

Ke chống bão giúp đảm bảo sự liên kết chắc chắn giữa mái nhà và xà gồ đồng thời tăng độ khít giữa 2 tấm tôn cạnh nhau, ngăn không cho gió luồn qua, nhờ vậy giữ chắc mái tôn với xà gồ, đồng thời tăng sức chống chịu đáng kể cho mái tôn.

Ke chống bão có thể bảo vệ mái tôn an toàn trước sức gió từ cấp 10 đến cấp 12, tuy nhiên khi bắn ke cần làm cẩn thận và đúng kĩ thuật để không bị hở mái, tạo kẻ hở cho gió luồn vào.

  1. Treo bao cát hoặc bao giữ nước chống bão

Đối với công trình có độ dốc mái lớn, các bao cát hoặc bao chứa nước được đặt ép sát máivà sử dụng day để cố định mái không bị trượt. Trong khi đó, khi gia cố mái nhà có độ dốc nhỏ, gia chủ có thể trực tiếp xếp các bao cát hoặc bao chứa nước lên mái

Vị trí thích hợp nhất khi áp dụng phương pháp này chính là các điểm gần các xà gồ, sử dụng các bao cát được đóng lỏng tay hoặc bao chứa nước có trọng lượng từ 15 – 20kg để đảm bảo tránh tình trạng nhà bị tốc mái trong bão.

Một số kỹ năng phòng chống lụt bão

  1. Sử dụng hệ giằng và neo mái để ngăn cản nhà bị tốc mái trong bão

Hệ giằng với thiết kế kiểu chữ A, sử dụng thép hình hộp hoặc thép hình chữ V, được buộc chắc chắn vào xà gồ thép bằng dây thép 4mm và được cố định bằng vít cường độ cao, và khoảng cách giữa hai vít là khoảng 300mm. Khi đã lắp đặt xong hệ thống giằng, tôn dập có thể sử dụng để tạo thành các tấm mái, sườn, che mép mái, đỉnh mái để bảo vệ mái hoàn thiện nhất.

Tư vấn 6 cách chống bão cho nhà mái tôn của cư dân miền Trung KN203018 -  Kiến trúc AngcovatGia cố mái tôn chống bão 

Trên đây là nguyên nhân và biện pháp gia cố mái nhà tránh tốc mái. Mong rằng người dân có thể bảo vệ ngôi nhà của mình thật kiên cố trước những cơn bão.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng thảo luận bài viết

Youtube Facebook Zalo

Cảm ơn Quý khách đã đến với Vatlieunha.vn. Chúc quý khách có một trải nghiệm mua sắm thật vui và tìm thấy những ý tưởng, vật liệu phù hợp với tổ ấm của mình. Quý khách thể bấm gọi ngay số hotline, chat ngay tại đây hoặc để lại số điện thoại để Vatlieunha.vn gọi lại ngay nhé 😍

x