Danh mục sản phẩm

Chọn khu vực

Thoát

VUI LÒNG NHẬP THÔNG TIN CHÍNH XÁC ĐỂ CHÚNG TÔI GIAO HÀNG SỚM NHẤT CHO BẠN

Home Tư vấn vật liệu 7 BƯỚC THI CÔNG NGÓI BITUM PHỦ ĐÁ CHI TIẾT NHẤT
Tư vấn vật liệu

7 BƯỚC THI CÔNG NGÓI BITUM PHỦ ĐÁ CHI TIẾT NHẤT

0 bình luận
Chia sẻ :

Ngói Bitum đang được sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Trong những năm gần đây, Mái ngói Bitum đã không còn xa lạ trên thị trường Việt Nam. Với nhiều tính năng và ưu điểm vượt trội, ngói Bitum đang dần được người tiêu dùng lựa chọn. Cách thi công ngói Bitum chuẩn như nào? Cùng Vật Liệu Nhà tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Ngói Bitum là gì?

Ngói Bitum phủ đá (hay còn gọi là tấm lợp Bitum) được sản xuất trên công nghệ hiện đại, là tấm phẳng trùng ngưng từ Bitum (chất nhựa đường), kết hợp với một số vật liệu và phụ gia khác. Ngói Bitum có các kiểu dáng mới lạ độc đáo và màu sắc đa dạng hài hòa. Sản phẩm có dạng tấm ngói dán có độ bền và dẻo dai cao, mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như: không bị vỡ nứt hay rách, khả năng chống lại sức gió tốt, giá trị trang trí cao và trọng lượng nhẹ khiến cho việc thi công tấm lợp bitum dễ dàng hơn

Xem thêm: NGÓI BITUM VÀ 10 ƯU NHƯỢC ĐIỂM NÊN CÂN NHẮC KHI CÓ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG

ngói bitum, cách thi công ngói bitum

Hướng dẫn quy trình thi công ngói Bitum

Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ trước khi thi công tấm lợp bitum

Trước khi tiến hành thi công ngói bitum, công đoạn chuẩn bị đầy đủ vật liệu và dụng cụ là không thể thiếu. Việc chuẩn bị các vật liệu và dụng cụ đầy đủ giúp quá trình thi công được diễn ra nhanh chóng thuận lợi và không bị gián đoạn. Những vật liệu và dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm:

thi công ngói bitum
Con lăn
chất quét lót thi công ngói bitum
Keo chống thấm
búa, đinh chuyên dụng đóng tấm bitum, ngói bitum phủ đá
Búa và đinh chuyên dụng

Quy trình thi công ngói Bitum phủ đá

Tham khảo video Quy trình thi công ngói Bitum phủ đá dạng tổ ong: 

Bước 1: Xử lý bề mặt sàn mái

– Bề mặt mái để thi công ngói bitum cần được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo và đảm bảo độ bằng phẳng (không bị gồ ghề, lồi lõm), như vậy thì độ kết dính giữa ngói và mặt phẳng mới được lâu bền theo thời gian. Thông thường, bề mặt bê tông thường rất cứng và gồ ghề do chứa nhiều đá xanh. Để xử lý chúng ta cần cán thêm một lớp vữa để khắc phục tình trạng trên và đồng thời giúp giảm bớt độ cứng, giúp việc đóng đinh cố định tấm lợp được dễ dàng hơn.

– Dùng con lăn lăn một lớp keo bitum mỏng, độ dày tầm 0.5mm, giúp tăng độ bám dính và chống thấm trên các cấu trúc bề mặt như (Bê tông, kim loại, gỗ, gạch, vv)

Lưu ý:

Tấm lợp bitum chỉ sử dụng được khi có sẵn khung mái nhà, trên bề mặt phẳng như betong, ván ép, tấm smartboard,…

Nếu là thay thế mái, cần loại bỏ những tấm lợp cũ và đinh vít có sẵn trước đó.

Bước 2: Sử dụng dây dọi hoặc cân nước để căn thẳng các lớp ngói

– Sử dụng dây dọi hoặc cân nước giúp tấm lợp khi thi công được thẳng hàng, không bị méo lệch, đảm bảo độ song song giữa đỉnh mái và đáy mái. Công đoạn này vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo độ thẩm mỹ của mái nhà.

Bước 3: Tháo lớp dán bảo vệ tấm lợp ngói bitum và dán lớp ngói đầu tiên

– Cắt bỏ khoảng dưới rộng 14cm của tấm. Phần còn lại làm lớp viền đầu tiên ở toàn bộ mép mái.

– Tiến hành lợp lớp đầu tiên.

thi công ngói bitum

thi công ngói bitum
Xếp tấm Bitum lớp sau đè xen kẽ lên lớp trước

Bước 4: Đóng đinh lên ngói để cố định và giữ ngói bám chắc vào mái

– Mỗi tấm lợp bitum sử dụng 4 cái đinh và được đóng ở vị trí các rãnh của tấm.

thi công ngói bitum
Đóng đinh cố định tấm

Bước 5: Tiếp tục dán các lớp ngói tiếp theo

– Nguyên tắc cơ bản khi thi công ngói bitum là thi công từ dưới chân mái lên tới đỉnh mái theo cách xếp chồng khoảng ½ tấm ngói lên nhau.

thi công ngói bitum

Bước 6: Lần lượt dùng đinh cố định cả bên trong tấm ngói

– Tấm ngói đầu tiên được gia cố bằng 4 đinh vít. Tấm ngói xếp lớp tiếp theo được gia cố bằng 4 con đinh nữa. Vì vậy, thực chất một tấm ngói được gia cố tổng cộng đến 8 con đinh, vô cùng chắc chắn.

– Sau vài ngày hoàn thiện, trải qua thời tiết ngoài trời với nhiệt độ tương đối cao, lớp keo bitum giữa các tấm lợp cũng sẽ kết dính chặt chẽ với nhau và phủ lấp hoàn toàn vị trí đã đóng đinh. Nhờ đó giúp tránh tình trạng thấm nước qua vị trí đóng đinh.

Bước 7: Lặp lại các thao tác đến khi lợp kín diện tích mái

Lưu ý:

Về phần chóp mái:

– Khi lợp hàng cuối cùng đến vị trí chóp mái, nếu như tấm lợp còn dư, phủ phần dư của tấm lợp sáng bên kia chóp mái để chống thấm được tối đa nhất có thể.

– Để ốp nóc, hãy cắt tấm lợp thành 3 miếng nhỏ. Khi lợp, uống cong tấm lợp vừa cắt và đặt chúng trên chóp mái.

– Dùng khoảng 2 cây đinh để cố định tấm lợp. Đặt tấm sau phủ lên tấm trước sao cho phần nhìn thấy trên mái của mỗi tấm là 14cm.

Xử lý khe rãnh trên mái: 

– Hơ nóng mặt phủ keo của màng chống thấm rồi dán ở giữa khe rãnh của mái.

– Lợp hoàn chỉnh 1 bên mái và để phủ qua phần bên kia 1 khoảng 305mm tính từ khe rãnh.

– Tiếp tục với phần mái bên kia, dùng phấn để kẻ 1 đường thằng theo khe rãnh trên mái.

– Cắt bỏ phần tấm lợp dư. Dùng keo để dán mép của tấm lợp dọc theo khe mái.

Hãy gọi cho Vatlieunha.vn ngay để được tư vấn và báo giá Ngói Bitm phủ đá tốt nhất nhanh chóng cho bạn

Hotline: 0947 844 446 | 0944 95 09 09
Địa chỉ: 78 Hà Huy Tập, TP. BMT, tỉnh Đắk Lắk

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng thảo luận bài viết

Youtube Facebook Zalo

Cảm ơn Quý khách đã đến với Vatlieunha.vn. Chúc quý khách có một trải nghiệm mua sắm thật vui và tìm thấy những ý tưởng, vật liệu phù hợp với tổ ấm của mình. Quý khách thể bấm gọi ngay số hotline, chat ngay tại đây hoặc để lại số điện thoại để Vatlieunha.vn gọi lại ngay nhé 😍

x